Làm thế nào để tuyển dụng được nhân sự phù hợp cho bộ phận buồng phòng luôn là điều khiến nhiều nhà tuyển dụng trong ngành quan tâm. Trong bài viết sau đây, THÀNH CÔNG VIỆT sẽ cùng bạn đi tìm cách lựa chọn nhân sự cho bộ phận buồng phòng khách sạn với các vị trí công việc cụ thể.
Để lựa chọn ứng viên phù hợp cho từng vị trí công việc và làm tốt công việc được giao trong bộ phận buồng phòng khách sạn, nhà tuyển dụng cần phải đề ra các tiêu chí rõ ràng. Các tiêu chí này cần được thể hiện trong yêu cầu công việc đăng tuyển để những ứng viên nào cảm thấy phù hợp sẽ chủ động ứng tuyển. Căn cứ vào đó, nhà tuyển dụng cũng dễ àng chọn được những ứng viên tiềm năng.
-Vị trí nhân viên buồng phòng
Với vị trí nhân viên dọn phòng, ứng viên phải là người có sức khỏe tốt, trung thực – thật thà, cẩn thận – sạch sẽ và có thể giao tiếp tiếng Anh cơ bản. Sức khỏe tốt là một trong những tiêu chí quan trọng mà nhà tuyển dụng cần phải lưu tâm: ứng viên phải có sức khỏe để di chuyển dễ dàng những chiếc xe đẩy cồng kềnh, lao động tay chân dọn phòng nhiều giờ liền mà không tỏ ra quá mệt mỏi, không mắc những bệnh như viêm mũi dị ứng do bụi, dị ứng hóa chất…
Nhiều khách sạn hiện nay không yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ nghề vì các đơn vị này có chương trình đào tạo nghiệp vụ cho ứng viên chưa biết gì về công việc, tuy nhiên, với các khách sạn 4 – 5 sao thì ứng viên cần phải sỡ hữu chứng chỉ này để nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc tiêu chuẩn cao.
Vị trí nhân viên kho vải
Nhân viên kho vải đảm nhận nhiệm vụ quản lý kho hàng vải (khăn, màn, bao gối,..) trong khách sạn cho nên ứng viên phù hợp với vị trí này cần phải tốt nghiệp chuyên ngành kế toán bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ nghiệp vụ kế toán, sử dụng vi tính thành thạo, trung thực – chủ động trong công việc. Những ứng viên đã có kinh nghiệm làm thủ kho tại các khách sạn, nhà hàng cần được ưu tiên tuyển dụng hơn bởi các nghiệp vụ sẵn có.
– Vị trí nhân viên giặt là
Có sức khỏe, nhanh nhẹn, cẩn thận, nhiệt tình với công việc, có kiến thức về giặt là các loại trang phục là những tiêu chí mà nhà tuyển dụng cần quan tâm khi lựa chọn nhân viên giặt là khách sạn. Với các khách sạn có chính sách đào tạo cho vị trí này thì không cần yêu cầu ứng viên phải biết nghiệp vụ giặt là. Còn với các khách sạn không có chương trình đào tạo thì cần yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
– Vị trí nhân viên vệ sinh công cộng – Nhân viên làm vườn
Đây đều là những vị trí công việc lao động phổ thông nên các nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng lựa chọn được ứng viên phù hợp. Trong yêu cầu công việc đăng tuyển, các khách sạn cần đề cập đến các tiêu chí ứng viên phải có sức khỏe, siêng năng, nhiệt tình với công việc. Với nhân viên làm vườn , những ứng viên am hiểu và có kiến thức, kinh nghiệm về chăm sóc – tạo dáng các loại cây cảnh, trồng trọt các loại hoa màu cần được ưu tiên tuyển dụng. Và trong nhiều khách sạn, nhân viên làm vườn còn kiêm cả nhiệm vụ diệt côn trùng, sâu bọ nên ứng viên phù hợp với vị trí công việc này phải không ngại làm những công việc như vậy.
– Vị trí giám sát buồng phòng
Một ứng viên phù hợp với vị trí giám sát buồng phòng khách sạn cần phải thành thạo nghiệp vụ và am hiểu quy trình vận hành của bộ phận; có tính sạch sẽ – tỉ mỉ để kiểm tra chính xác chất lượng công việc của nhân viên dọn phòng, đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn; nhanh nhẹn trong việc nắm bắt và xử lý các yêu cầu và phàn nàn của khách; giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Một ứng viên đã làm việc ở vị trí tương đương hoặc một nhân viên dọn phòng có kinh nghiệm, đã thành thạo nghiệp vụ đều có thể đảm nhận được vị trí này.
– Vị trí Trưởng bộ phận buồng phòng
Đây là vị trí công việc chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động bộ phận buồng của khách sạn nên đòi hỏi ứng viên đảm nhận phải hội tụ nhiều yếu tố, kỹ năng: Tiếng Anh giao tiếp tốt, giám sát – quản lý tốt nhân viên, có kỹ năng giải quyết nhanh các tình huống phát sinh, có thể huấn luyện – đào tạo nhân viên… Các khách sạn hoàn toàn có thể chọn một Giám sát buồng phòng đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc, có thái độ làm việc tích cực – năng nổ hoặc một ứng viên đã từng làm ở vị trí tương đương đảm nhận công việc Trưởng bộ phận buồng phòng khách sạn.
Bạn đang có ý định học nghiệp vụ buồng phòng khách sạn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THÀNH CÔNG VIỆT – TCV ENGLISH CENTER
Quy trình vệ sinh phòng khách sạn chính là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất cần đảm bảo khi cung cấp dịch vụ khách sạn. Để làm vệ sinh phòng khách sạn một cách nhanh chóng, thuận tiện, đồng thời cũng đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, cần có một quy trình phù hợp. Tham khảo ngay quy trình vệ sinh phòng khách sạn đầy đủ và chi tiết nhất từ Trung tâm đào tạo Thành Công Việt nhé.
Tuân thủ quy trình vệ sinh phòng khách sạn giúp đảm bảo thời gian và tiêu chuẩn vệ sinh
1. Các bước vệ sinh phòng khách sạn
Để vệ sinh buồng phòng khách sạn nói chung, đối với bộ phận vệ sinh – housekeeping, cần thực hiện theo quy trình gồm 5 bước lớn:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi làm vệ sinh
Chuẩn bị đối với nhân viên vệ sinh: Nhân viên phải đảm bảo tác phong đúng mực về đồng phục, tóc tai, đồ bảo hộ vệ sinh cũng như một thái độ tốt, tinh thần sẵn sàng phục vụ trước khi bắt đầu quy trình vệ sinh buồng khách sạn.
Chuẩn bị máy móc, dụng cụ, hóa chất vệ sinh: Chuẩn bị đầy đủ các loại máy móc, dụng cụ, hóa chất cần thiết như cây lau nhà, máy hút bụi, khăn lau, hóa chất lau sàn, hóa chất vệ sinh kính… Cần đảm bảo các dụng cụ, máy móc còn sử dụng tốt; hóa chất vệ sinh an toàn; các đồ bổ sung như giấy vệ sinh, sữa tắm, nước rửa tay… đầy đủ. Sắp xếp đồ khoa học trên xe làm vệ sinh khách sạn
Bước 2: Đặt biển thông báo
Trong trường hợp làm phòng có khách đang lưu trú đang ở trong phòng cần chú ý cảnh báo khách các khu vực đang tiến hành làm, sàn ướt để khách tránh di chuyển lại khu vực đó và có thể không cần đặt biển.
Trong trường hợp dọn phòng khách check out rồi hoặc đang lưu trú nhưng không có ở trong phòng, cần đặt biển thông báo đang dọn phòng ở cửa phòng.
Bước 3: Tiến hành dọn phòng theo quy trình vệ sinh phòng khách sạn
Chi tiết quy trình và cụ thể các bước tham khảo phần nội dung sau của bài
Bước 4: Kiểm tra sau khi làm vệ sinh
Nhân viên buồng phòng kiểm tra hết các khu vực đã làm vệ sinh, đảm bảo không bỏ sót và để các vật dụng về đúng vị trí.
Giám sát kiểm tra chất lượng làm vệ sinh đã đạt các tiêu chuẩn vệ sinh trong khách sạn chưa, nếu đạt thì chuyển sang bước cuối cùng, nếu chưa đạt cần yêu cầu làm lại.
Bước 5: Hoàn thành việc dọn buồng phòng
Thu gọn các máy móc, dụng cụ vệ sinh để tập hợp lại xe làm vệ sinh.
Ký checklist đã hoàn thành vệ sinh của phòng cụ thể.
Tắt điều hòa trong phòng trước khi làm vệ sinh
2. Thứ tự ưu tiên dọn phòng trong khách sạn
Thứ tự ưu tiên dọn phòng trong khách sạn phụ thuộc vào loại phòng và tình trạng phòng. Với các nhân viên vệ sinh buồng phòng tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng thực hiện dọn phòng khách sạn được thực hiện theo trình tự ưu tiên sau:
Thứ nhất – Phòng VIP, các loại phòng dịch vụ cao cấp: Khách lựa chọn loại phòng này là những người mong muốn được trải nghiệm dịch vụ cao cấp, được phục vụ một cách chăm chút hơn rất nhiều so với hạng phòng phổ thông. Vì thế, nhân viên vệ sinh sẽ cần phải quan tâm nhiều hơn và đặt công việc vệ sinh ưu tiên hàng đầu cho buồng khách VIP.
Thứ hai – Buồng khách trả: Sau khi khách trả phòng, nhân dọn phòng cần thực hiện kiểm tra các dịch vụ mà khách đã sử dụng để lập hóa đơn thanh toán. Ngay sau đó, bộ phận nhân viên vệ sinh sẽ được điều hướng và phân chia nhiệm vụ thực hiện vệ sinh cho buồng khách vừa trả ngay lập tức. Điều này giúp cho phòng sạch nhanh chóng, đồng thời tạo điều kiện cho việc sẵn sàng phục vụ lượt khách tiếp theo.
Thứ ba – Buồng khách có yêu cầu đột xuất: Công việc làm buồng sẽ được nhân viên vệ sinh thực hiện hàng ngày để tạo không gian sạch sẽ và thoải mái nhất dành đến khách lưu trú. Trong trường hợp khách có yêu cầu đột xuất về việc dọn phòng, nhân viên vệ sinh sẽ được phân công và thực hiện.
Phòng VIP trong khách sạn luôn được ưu tiên dọn dẹp
3. Quy trình vệ sinh phòng khách sạn theo tình trạng phòng
Việc xác định quy trình làm phòng của khách sạn theo tình trạng phòng giúp nhân viên vệ sinh của Pan có hướng dẫn đầy đủ trong từng trường hợp khi làm.
3.1. Quy trình dọn phòng có khách đang lưu trú
Phòng chứa khách đang lưu trú trú sẽ có nhiều đồ đạc cũng như nếp sinh hoạt riêng tư của khách. Vì thế khi thực hiện dọn vệ sinh tại loại phòng này, nhân viên vệ sinh cần hết sức lưu ý, không làm phiền hoặc động đến đồ đạc của khách.
Quy trình làm phòng có khách đang lưu trú được thực hiện thông qua các bước:
Bước 1: Gõ cửa phòng khách
Gõ cửa hoặc ấn chuông 3 lần và chào. Trước khi gõ cửa nhân viên làm buồng phải quan sát đến tấm biển báo treo trên tay nắm cửa:
Nếu không có biển báo hoặc biển báo Hãy dọn phòng “Make up room, please!”, thì có thể thực hiện công việc
Nếu có biển báo Xin đừng làm phiền “Do not disturb” thì nhân viên không được mở cửa phòng.
Trong trường hợp gõ cửa quá 03 lần nhưng không nhận được lời đáp trả nào cả, khách có thể đã rời khỏi phòng. Lúc này, nhân viên vệ sinh có thể tiến hành tra chìa khóa và mở cửa để thực hiện dọn vệ sinh.
Lưu ý không gõ cửa quá mạnh, không được gõ bằng chìa khóa hay các vật khác, không được mở cửa ngay sau khi gõ (đợi khoảng 30 giây sau khi không có tiếng trả lời).
Bước 2: Mở cửa vào phòng
Mở cửa nhẹ nhàng và mở chậm rãi nhằm tránh va chạm, làm hư hỏng đồ đạc xung quanh của khách. Đồng thời cần chú ý vị trí ban đầu của các vật dụng, đồ đạc và quan sát các điểm bất thường có thể xảy ra.
Bước 3: Đặt xe đẩy và các thiết bị, dụng cụ làm vệ sinh
Di chuyển xe làm buồng đến trước cửa phòng và chuyển các đồ dùng, vật dụng và thiết bị vệ sinh vào phòng. Nên đặt các đồ vật thông dụng và đồ vải về phía bên trong nhằm tiện lợi hơn khi cần sử dụng chúng.
Bước 4: Mở rèm cửa và cửa sổ
Kéo rèm, mở cửa sổ và buộc rèm lại ngay ngắn để tạo sự thông thoáng cho phòng khách sạn trong trường hợp thời tiết cho phép. Chú ý khi thực hiện công việc tay nhân viên vệ sinh cần đảm bảo khô và sạch.
Bước 5: Tắt hoặc điều chỉnh lại các thiết bị trong phòng
Trong quá trình thực hiện vệ sinh, nhân viên Pan Services Hà Nội có thể bật, sử dụng các thiết bị điện trong phòng cho mục đích công việc. Tuy nhiên, chúng phải đảm bảo các quy định chung của khách sạn về các quy tắc sử dụng tiết kiệm điện.
Bước 6: Nhặt bỏ rác
Quét dọn sạch sẽ các rác thải, rác nổi vương trên bề mặt sàn. Đồng thời, nhân viên cần kiểm tra tình trạng rác thải trong các thùng chứa, thực hiện thu gom và thay túi rác mới.
Bước 7: Kiểm tra các đồ cần bảo dưỡng
Nhân viên thực hiện bật và kiểm tra khả năng hoạt động của các thiết bị điện trong phòng, báo cáo với quản lý ca trực nếu phát hiện hư hỏng.
Bước 8: Tháo, loại bỏ các đồ vải bẩn
Nhân viên kiểm tra, tháo bỏ các đồ vải bẩn trong phòng như chăn, ga, vỏ gối, nệm hoặc khăn đã sử dụng,… và cho vào túi đựng vải bẩn trên xe làm buồng.
Bước 9: Thay đồ vải sạch
Sau khi thu gom các đồ vải bẩn, nhân viên vệ sinh tiến hành bổ sung, thay mới các đồ vải sạch và sắp xếp chúng ngay ngắn, gọn gàng, thẩm mỹ.
Bước 10: Làm sạch bụi các bề mặt
Dùng vải lau thực hiện lau sạch bề mặt tường, đồ dùng, vật dụng và các thiết bị có trong phòng. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý: sử dụng vải lau theo đúng màu sắc quy định và chú ý khi sử dụng hóa chất lên bề mặt tiếp xúc.
Bước 11: Kiểm tra và bổ sung các đồ dùng trong phòng khách
Kiểm tra tình trạng của các đồ dùng trong phòng khách như cốc, chén, gạt tàn, lọ hoa,… nhân viên có thể tiến hành thay hoa mới trong lọ cắm nếu loại phòng có bao gồm dịch vụ.
Bước 12: Hút bụi – lau sàn nhà
Tiến hành vệ sinh, làm sạch bụi trên các bề mặt bằng các biện pháp nghiệp vụ. Lưu ý nên ưu tiên sử dụng máy hút bụi thay vì quét thủ công bằng chổi để hạn chế bụi bay và tăng hiệu quả làm sạch.
Bước 13: Dọn phòng vệ sinh
Dọn rác thải trong thùng chứa, làm sạch, tẩy trắng các đồ dùng, thiết bị và khử mùi nhà vệ sinh là những công việc cơ bản tiếp theo cần thực hiện. Nhân viên nên thực hiện vệ sinh từ những nơi khác trong phòng trước rồi tiếp tục đến nhà vệ sinh/phòng tắm nhằm hạn chế vấy bẩn ngược lại các phòng khác.
Bước 14: Kiểm tra lại toàn bộ phòng
Sau khi đã dọn vệ sinh, nhân viên cần kiểm tra tổng thể một lần nữa chất lượng các công việc vừa thực hiện và ký checklist theo quy định.
Bước 15: Ra khỏi phòng và đóng cửa lại
Nếu các công việc đã được hoàn thành, nhân viên sẽ tiến hành đóng cửa và ra khỏi phòng. Trước khi di chuyển cùng với xe làm buồng, nhân viên vệ sinh cần đảm bảo cửa phòng đã được khóa cẩn thận.
Sắp xếp cốc chén trong phòng khách khách sạn
3.2. Quy trình dọn phòng khách trả
Quy trình dọn phòng check out trả phòng được thực hiện sau khi khách đã dọn và yêu cầu trả phòng. Lúc này, công việc của nhân viên vệ sinh chính là kiểm tra tình trạng sử dụng thiết bị, dịch vụ của khách và báo cáo lại bộ phận chức năng để thực hiện lập hóa đơn thanh toán.
Các công việc tiếp sau đó được thực hiện gần như giống hoàn toàn với quy trình dọn phòng có khách lưu trú, chỉ khác ở một số đặc điểm:
Thời gian thực hiện đối với một phòng có thể lâu hơn: Tất cả các phòng đều phải được kiểm tra thật kỹ, đồng thời thực hiện vệ sinh sạch sẽ, bổ sung và thay mới những đồ vải bị bẩn, đồ dùng thiếu hụt, hỏng hóc để phục vụ cho lượt khách tiếp theo. Do đó, khối lượng công việc trong công đoạn này rất nhiều và thời gian cũng cũng lâu hơn đáng kể so với khi dọn phòng đang có khách lưu trú.
Không có đồ cá nhân của khách: Khách đã rời đi và trả phòng nên đồ đạc và vật dụng của khách đã được mang đi hết. Tuy nhiên nhân viên vệ sinh cần lưu ý đồ thất lạc của khách và báo cáo lại với giám sát, trưởng ca trực để được giải quyết.
Thay mới toàn bộ đồ vải và bổ sung đồ dùng: Các đồ vải bẩn được thay mới và sắp xếp gọn gàng, đồng thời bổ sung các đồ dùng thiết yếu như dầu gội, bàn chải, khăn tắm, nước rửa tay…
Chú ý tới tất cả các đồ đạc và trang thiết bị trước khi khách trả phòng và rời đi: Khi thực hiện dọn vệ sinh, nhân viên cần chú ý đến tất cả đồ đạc, thiết bị có trong phòng trước và sau khi khách rời đi để kiểm tra, thống kê xem có thiếu hụt hay mất mát gì không để báo cáo và được xử lý kịp thời.
Thời gian dọn phòng trống khách có thể lâu hơn và làm cẩn thận hơn
4. Quy trình làm phòng khách sạn theo vị trí phòng
Xây dựng quy trình vệ sinh phòng khách sạn theo các vị trí cụ thể trong phòng. Quy trình làm vệ sinh các phòng sẽ theo thứ tự phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, phòng tắm và toilet. Nhân viên của cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh phòng khách sạn khi thực hiện làm vệ sinh.
4.1. Các bước vệ sinh phòng ngủ khách sạn
Phòng ngủ khách sạn gần như là nơi khách hàng sử dụng chủ yếu cũng như có nhiều công việc cần làm. Các bước vệ sinh phòng khách sạn với phòng ngủ như sau:
Bước 1: Tắt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sưởi.
Bước 2: Kéo rèm và mở cửa sổ nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Bước 3: Thu gom đồ vải bẩn (vỏ gối, vỏ chăn ga…) cho vào túi đựng đồ bẩn trên xe làm buồng (không đặt trên sàn nhà)
Bước 4: Kiểm tra các thiết bị, đồ điện trong phòng (đảm bảo vẫn hoạt động tốt) và kiểm tra đồ thất lạc của khách (để chắc chắn khách không quên đồ).
Bước 5: Sắp xếp lại chăn, ga, gối giường ngủ, thay lại mới (nếu cần).
Bước 6: Làm sạch cửa, khung cửa, kính.
Bước 7: Làm sạch các thiết bị treo tường.
Bước 8: Làm sạch các đồ dùng, vật dụng trong phòng như bàn trang điểm, ngăn kéo…
Bước 9: Làm sạch ban công (nếu có).
Bước 10: Làm sạch sàn, làm sạch các mép chân tường.
Bước 11: Sắp xếp lại các đồ đạc trong phòng
Bước 12: Kéo rèm, đóng cửa sổ, tắt điện.
Bước 13: Kiểm tra lần cuối và ký check list.
Dọn vệ sinh đồ đạc trong phòng ngủ khách sạn
4.2. Các bước vệ sinh phòng khách khách sạn
Đối với các phòng hạng sang trong khách sạn, phòng nghỉ sẽ có cả phòng khách. Đây là không gian chung và rộng, với nhiều thiết bị trong phòng, cần chú ý vệ sinh để không bỏ sót.
Các bước dọn phòng trong khách sạn với phòng khách như sau:
Bước 1: Tắt hệ thống điều hòa không khí, hệ thống sưởi.
Bước 2: Kéo rèm và mở cửa sổ nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Bước 3: Thu dọn đồ vật bẩn gồm cốc, chén, lọ hoa, gạt tàn… vào phòng bếp.
Bước 4: Thu gom rác và thay túi rác.
Bước 5: Kiểm tra các thiết bị, đồ điện trong phòng (đảm bảo vẫn hoạt động tốt) và kiểm tra đồ thất lạc của khách (để chắc chắn khách không quên đồ).
Bước 6: Làm sạch cửa, khung cửa, kính.
Bước 7: Làm sạch các thiết bị treo tường.
Bước 8: Làm sạch các đồ dùng, vật dụng trong phòng như đèn trang trí, ngăn kéo kệ tivi, tranh treo tường, đồ trang trí khác…
Bước 9: Làm sạch ban công (nếu có).
Bước 10: Làm sạch sàn, làm sạch các mép chân tường.
Bước 11: Sắp xếp lại các đồ đạc trong phòng
Bước 12: Kéo rèm, đóng cửa sổ, tắt điện.
Bước 13: Kiểm tra lần cuối và ký check list.
4.3. Các bước vệ sinh phòng bếp khách sạn
Có nhiều biệt thự nghỉ dưỡng hay các phòng cao cấp trong khách sạn sẽ bao gồm cả phòng bếp. Quy trình vệ sinh phòng bếp khách sạn như sau:
4.4. Các bước vệ sinh phòng tắm và toilet khách sạn
Phòng tắm và toilet trong khách sạn cần đảm bảo làm sạch nhanh chóng, đồng thời cũng luôn phải thơm tho. Quy trình vệ sinh phòng tắm khách sạn gồm các bước sau:
Bước 1: Thu gom khăn đã sử dụng cho vào túi đựng đồ bẩn trên xe làm buồng (không đặt trên sàn nhà).
Bước 2: Nhấn nút xả nước, phun hóa chất toilet vào lòng bệ tiểu, bồn cầu.
Bước 3: Quét và thu gom rác, lau thùng rác và thay túi rác.
Bước 4: Làm sạch bồn cầu, bệ tiểu.
Bước 5: Vệ sinh nắp thoát sàn.
Bước 6: Làm sạch các thiết bị gắn tường, tường, cửa.
Bước 7: Làm sạch gương, vòi nước, chậu rửa tay.
Bước 8: Làm sạch bồn tắm hoặc phòng tắm kính (nếu có).
Trên đây là hướng dẫn rất chi tiết và đầy đủ quy trình vệ sinh phòng khách sạn được áp dụng với dịch vụ vệ sinh khách sạn uy tín. Mọi thông tin về khóa học nghiệp vụ buồng phòng khách sạn xin vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THÀNH CÔNG VIỆT – TCV ENGLISH CENTER
- Đối với những người làm việc trong môi trường du lịch, khách sạn thì nghiệp vụ luôn là ưu tiên hàng đầu, nắm vững được các quy trình làm và phục vụ khách lưu trú.
- Đối với những người đi làm thì chứng chỉ sơ cấp nghề để phục vụ các bạn để giúp các bạn thành công hơn trong công việc.
II. Đối tượng:
- Những sinh viên ra trường chưa có việc làm ổn định
- Những chị em khó khăn trong công việc áp lực cao, công việc gia đình, con cái có nhu cầu đổi nghề.
- Những đối tượng khác có nhu cầu nâng cao nghiệp vụ
III. Nội dung bài học:
Bài 1: Vai trò, đặc điểm của bộ phận phục vụ buồng và nhiệm vụ của nhân viên bộ phận buồng.
Bài 2: Trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh
Đối
với những người làm việc trong ngành du lịch, khách sạn thìtiếng
Anhlà ngôn ngữ bắt buộc. Dù ít
giao tiếp với khách nhưng nhân viên bộ phận buồng phòng vẫn phải hiểu được
những yêu cầu cơ bản của khách và diễn đạt được yêu cầu của mình với khách.
Hiểu rõ được điều đó nên chúng tôi sẽ giới thiệu tất cả các từ vựng, những câu
tiếng Anh giao tiếp và đoạn hội thoại mẫu khi phục vụ buồng phòng để các bạn hiểu,
lắm rõ và tự tin khi giao tiếp với khách hàng qua khóa học"Tiếng Anh buồng phòng
khách sạn".
1. Chương trình
- Thời gian học: 1,5 tháng, Khai
giảng liên tục hàng tháng.
- Đối với các bạn sinh viên năm
cuối, chứng chỉ này sẽ là hành trang vững chắc để các bạn tìm kiếm được công
việc tốt sau khi tốt nghiệp.
- Đối với những người đi làm: kiến thức sẽ giúp các bạn
thành công hơn trong công việc
2. Đối tượng tham gia/chứng chỉ
- Tất cả các cá nhân có nhu cầu
- Cấp chứng chỉ sau khi học viên hoàn thành khóa học và
đạt qua kì thi cuối khóa
3. Đội ngũ giáo viên
- Đội ngũ giáo viên của khóa học là những giáo viên Anh
ngữ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành tại
các khu nghỉ dưỡng 5 sao hàng đầu tại Đà Nẵng và Hội An và các tỉnh Miền Trung.
4. Học phí
- Học phí: Liên hệ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THÀNH CÔNG VIỆT – TCV ENGLISH CENTER